Chuồn chuồn có cánh thì bay
Có thằng cu Tí thò tay bắt chuồn
(Đồng dao, thơ ca dân gian truyền miệng)
Chuồn chuồn tre, mộc mạc tuổi thơ
Ai cũng đã từng là một đứa trẻ, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với cánh đồng làng quê với cánh diều no gió, cùng với những chú chuồn chuồn bay lượn mỗi buổi chiều về. Ngày nay, trong nhịp sống hối hả, càng khó hơn để bắt gặp những chú chuồn chuồn mắt tròn, cánh mỏng, lập lờ bay khắp những bờ đê.
Về với làng quê Thạch Xá (Thạch Thất, Hà Nội), nằm cách Hà Nội 25km về phía Tây, bạn có thể tìm thấy hàng trăm hàng ngàn con chuồn chuồn tre muôn màu sắc. Nơi đây nổi tiếng với nghề làm chuồn chuồn tre từ nhiều năm trước.Ban đầu, khi chuồn chuồn tre ra đời chỉ được biết đến như món đồ chơi ấu thơ cho bao đứa trẻ, hay là một món quà trong các lễ hội truyền thống. Trẻ con ham thích những sắc màu rực rỡ, sự độc đáo khi chúng có thể đứng trên tay hay trên cành cây bất kỳ, mang tới một niềm thích thú vui vẻ cho tuổi thơ đùa nghịch.
Các cô cậu sinh viên thì lại chọn đó là một món đồ trang trí cho căn phòng nhỏ thêm sinh động, thêm một chút thiên nhiên hài hòa sức sống. Dân công sở thì chọn cho mình vài ba chú chuồn chuồn tre thăng bằng, để trang trí góc làm việc. Sự tươi mới và những gam màu sắc sẽ giúp kích thích óc sáng tạo, khả năng tư duy và giảm bớt áp lực công việc hơn là một bàn làm việc khô cứng chỉ với máy tính và đôi ba tệp giấy.
Dòng thời gian cứ trôi, trôi đến một xã hội hiện đại hơn nhưng những sản phẩm mang giá trị văn hóa lại không hề mai một bởi chúng đã tạo được chỗ đứng trong lòng mỗi người. Những đứa trẻ ấy lớn lên nhưng nhắc tới chuồn chuồn tre hẳn trong lòng dội lên bao cảm xúc, những cô cậu sinh viên, những anh chị công sở nhớ tới cánh chuồn tre năm ấy, hẳn vẫn không thể quên những năm tháng nơi phòng trọ nhỏ có một nhóm chuồn chuồn đang đậu, góc làm việc có một thân tre già với vài ba con trang trí. Bạn bè giờ đã vươn xa khỏi mối quan hệ trong nước, giới thiệu cho bạn bè quốc tế văn hóa Việt bằng những sản phẩm đậm màu sắc truyền thống, từ tò he đất nặn tới chuồn chuồn tre Thạch Xá.
Quà lưu niệm cho người xứ xa
Chuồn chuồn tre Thạch Xá mộc mạc là thế, yêu thương là thế giờ đã trở thành nét văn hóa làng quê Việt mà không hướng dẫn viên du lịch nào không nhắc tới khi giới thiệu một Hà Nội rất xưa cho khách du lịch năm châu. Hà Nội 36 phố phường, từ Hàng Ngang, Hàng Đào tới phố Hàng Vôi, Hàng Chiếu, đôi ba cửa hàng lưu niệm nào chẳng có một góc trưng bày những chú chuồn chuồn tre ấy.
Xa hơn nữa, với bạn bè quốc tế
Chuồn chuồn tre Thạch Xá mộc mạc là thế, yêu thương là thế giờ đã trở thành nét văn hóa làng quê Việt mà không hướng dẫn viên du lịch nào không nhắc tới khi giới thiệu mNhận được sự yêu mến của bạn bè quốc tế khi tới Việt Nam là thế, nên không ngạc nhiên gì khi chuồn chuồn tre Thạch Xá đã được xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…trong đó người Nhật Bản với sở thích sử dụng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ tre, gỗ trong đời sống hằng ngày, các loại hình văn hóa của đất nước Mặt trời mọc tới sản phẩm nghệ thuật vẽ tranh, thêu thùa đều gắn liền với các con côn trùng , nhất là chuồn chuồn nên chúng nghiễm nhiên được Nhật Bản đón nhật với một niềm yêu thích không che dấu. Chuồn chuồn tre Thạch Xá đã vượt ra khỏi lũy tre làng và được tiêu thụ mạnh mẽ tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc…
Không ít các doanh nghiệm Việt Nam đã lựa chọn chuồn chuồn tre làm sản phẩm chủ đạo trong lĩnh vực mây tre đan, không chỉ đưa văn hóa Việt ra nước ngoài mà còn làm giàu cho đất nước, mang lại lợi ích cho xã hội và bản thân, gia đình. Thật như người ta hay nói vui rằng “ Chuồn chuồn tre – nhỏ và có võ”.
(Nguồn video: Zing)
Sự đa dạng trong việc sử dụng chuồn chuồn tre Thạch Xá với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ thiếu nhi tới sinh viên dân công sở, tới quà lưu niệm cho khách du lịch bốn phương và được xuất khẩu ra thị trường quốc tế, đã mang tới một cái nhìn mới cho chuồn chuồn tre. Chúng đã trở thành một món quà tinh hoa, đại diện cho văn hóa lũy tre làng của Việt Nam cùng nón lá, tò he, dấy lên tình cảm của chính con người Việt tới khách du lịch bốn phương.
(Bài viết này thuộc sở hữu của Chuồn chuồn tre Thạch Xá)